VỊ TRÍ NÀO ĐỂ MỞ TIỆM TẠP HOÁ

0
1460
VỊ TRÍ NÀO ĐỂ MỞ TIỆM TẠP HOÁ
VỊ TRÍ NÀO ĐỂ MỞ TIỆM TẠP HOÁ

 

  1. Nên mở cửa hàng tạp hóa ở quê hay thành phố?

Khi bắt đầu mở quán tạp hóa, bạn nên quyết định kinh doanh ở nông thôn hay thành phố. Điều này rất quan trọng vì đặc thù ở nông thôn và thành phố rất khác nhau. Từ chi phí mở cửa hàng, trang thiết bị và nguồn hàng,… Chi phí chỉ là một phần, lượng khách hàng ở nông thôn và thành phố cũng có sự khác biệt rất lớn. Khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và sự phát triển của tiệm tạp hóa sau này. 

Nên mở cửa hàng tạp hóa ở thành phố hay nông thôn?

Đặc điểm miền quê: Cửa hàng tạp hóa như một nơi cung cấp các mặt hàng sinh hoạt chính, phục vụ khách hàng phạm vi khá rộng (một vài làng lân cận). Chi phí để mở tiệm tạp hóa thấp, hàng hóa dễ bán, nhu cầu cao cạnh tranh ít. Tuy nhiên lượng khách hàng gộp lại không đông như ở trên thành phố nên lãi suất sẽ không nhiều. 

Đặc điểm thành phố: Khách hàng nhiều, lãi suất bán hàng lớn. Tuy nhiên chi phí mở cửa hàng sẽ cao hơn từ khâu trang thiết bị, nguồn hàng đến thuê mặt bằng hoặc nhân viên…Chưa tính việc cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa, ở thành phố bạn còn phải cạnh tranh trực tiếp với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và nhiều mô hình kinh doanh tương tự khác.

Lời khuyên: Hãy lên chi tiết kế hoạch kinh doanh phụ thuộc vào số vốn mà bạn đang có. Từ đó hạn chế tối đa rủi ro khi bắt đầu và có thể quyết định nên mở tiệm tạp hóa ở nông thôn hay thành phố. 

Nếu đã quyết định được rồi hãy đọc hướng dẫn các bước sau để bắt đầu kinh doanh một cửa hàng tạp hóa!

  1. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Chi phí để mở tiệm tạp hóa diện tích 50 m2 sẽ rơi vào khoảng 250 – 400 triệu. Chi phí này dùng để thuê mặt bằng, nhập hàng, lắp đặt trang thiết bị và thuê nhân viên bán hàng. Lưu ý chi phí này chưa bao gồm các phát sinh khác. 

Chi tiết các hạng mục: 

– Thuê mặt bằng: 20 – 30 triệu tại thành phố lớn, chi phí này ở nông thôn thấp hơn khoảng 10- 15 triệu

– Vốn nhập hàng hóa ban đầu: 200 – 300 triệu, vốn tùy thuộc vào mặt hàng, chủng loại, tính đa dạng của hàng hóa.

– Kệ trưng bày: 20 – 40 triệu ( kệ đôi, kệ áp tường, móc treo, rổ mì…)

– Phụ kiện hỗ trợ bán hàng như bàn thu ngân, máy tít, máy tính, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch, phần mềm bán hàng, tủ để đồ của khách: 20- 40 triệu

– Biển quảng cáo, banner trang trí không gian cửa hàng: 5 – 12 triệu

– Chi phí quảng cáo, marketing (nếu có): 2 – 5 triệu

– Chi phí thuê nhân viên: 3 – 6 triệu/ tháng

– Chi phí khác: đây là khoảng chi phí dự trù không thể đong đếm chính xác. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị để ứng phó với các tình huống như thay đổi về giá cả, hư hỏng, hết hạn, hao mòn…

>>> Chúng tôi đã có một bài viết khá chi tiết về chủ đề mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn, bạn có thể đọc bài viết đó tại đây Còn bây giờ khi đã biết số vốn cần chuẩn bị để mở cửa hàng rồi hãy tham khảo các bước quan trọng cần làm dưới đây. 

III. Các bước mở cửa hàng tạp hóa

Bước 1: Nghiên cứu thị trường 

Bước đầu tiên mà tất cả những chủ cửa hàng tạp hóa cần quan tâm đó là việc: “nghiên cứu thị trường”. Bạn có thể hiểu đơn giản nghiên cứu sẽ gồm các công việc lựa chọn, phân tích mục tiêu, khách hàng, đối thủ, đưa ra đánh giá và nhận định xu hướng sắp tới. 

Mỗi khu vực sẽ có đặc điểm thị trường khác nhau và nó quyết định sự thành công của việc bán tạp hóa.

Ví dụ nếu trên khu vực có 3 – 4 cửa hàng tạp hóa rồi thì việc mở thêm một cửa hàng nữa của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh lớn. 

Bước 2: Chọn địa điểm phù hợp

Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa rất quan trọng. Có rất nhiều yếu tố bạn cần quan tâm nhưng quan trọng nhất khi chọn địa điểm chính là phải khảo sát được nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó. Hiểu đơn giản tức là mật độ dân số tại khu vực bạn muốn mở cửa hàng có đông không? Họ sẽ mua hàng của bạn chứ? Đây có phải là một nơi đang phát triển? Ngoài ra thì cần quan tâm đến hợp đồng thuê mặt bằng là bao nhiêu?..

Lưu ý: Hãy chọn những nơi thuận tiện đi lại, dân cư đông đúc, gần trường học, chung cư, bệnh viện, ngã ba và tránh ngõ hẻm góc khuất. Mặt bằng phải có chỗ để xe cho khách hàng. 

Kinh nghiệm: 

Khi thuê mặt bằng hãy quan tâm đến cơ sở vật chất của căn nhà đó. Nó có quá cũ hay không, nếu còn mới hoặc có thể tu bổ thành mới dễ dàng thì mới nên mua.

Hợp đồng thuê nhà nên ký dài hạn, chẳng may chủ nhà đổi ý bạn sẽ phải chuyển địa chỉ rất bất tiện và kinh doanh thua lỗ gần như chắc chắn. Nếu được tốt nhất nên ký hợp đồng 10 năm, 15 năm. Sau đó tu bổ lại trước khi kinh doanh tại đó. 

Không phải cứ ngã ba, gần trường học và đông dân cư thì mở tiệm tạp hóa sẽ phát triển. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ người dân xung quanh khu vực này bao gồm: thói quen mua sắm, thu nhập bình quân, công việc, độ tuổi,… Từ đó đặt ra câu hỏi có nên mở một cửa hàng tạp hóa ở đây không? Liệu khi mở ra những người này có mua hàng hay họ sẽ tìm đến siêu thị hoặc chợ lớn?

=> Có rất nhiều điều cần cân nhắc trước khi thuê một mặt bằng để bán quán tạp hóa. Hãy nghiên cứu thật kỹ thấy được sự tiềm năng, sự phát triển ở tương lai gần như thế nào. Nếu bạn không cảm nhận được điều này thì đừng nên chọn mặt bằng đó hãy tìm một nơi khác.

Thuê mặt bằng và setup cửa hàng tạp hóa

Bước 3: Tìm và nhập hàng tốt giá rẻ 

Việc tìm kiếm nguồn hàng và nhập hàng là vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao Vinatech muốn chia sẻ với bạn những kinh nghiệm tìm nguồn hàng và nhập hàng giá rẻ đầu tiên. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn rất nhiều: 

+ Phải bắt tay với nhiều nhà cung cấp: giúp bạn không bị lệ thuộc và có thể xoay vòng nhập hàng hóa dễ dàng

+ Chắc chắn có thể giảm giá nhập hàng: chỉ cần bạn khéo léo chắc chắn sẽ giảm giá nhập hàng, điều này khiến bạn bán hàng lãi cao hơn

Hiện tại công ty Minh Hưng cũng đang phân phối rất nhiều mặt hàng thời trang cũng như các sản phẩm hàng tiêu dùng. Ưu điểm khi nhập hàng của Minh Hưng đó là sản phẩm chất lượng, nhưng giá không quá cao và hơn hết là được đổi trả. Như vậy sẽ giúp cho các cửa hàng tạp hóa yên tâm về sản phẩm cũng như yên tâm bán hàng ko sợ tồn đọng các sản phẩm khó bán.

+ Không nên nhập hàng quá nhiều tránh tình trạng tồn hàng

Khi tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa cần nắm vững hai tiêu chí: “chất lượng tốt” và “giá thành rẻ”.

– Chất lượng hàng tốt sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng, mua một lần và mãi mãi. Nếu bán hàng “dởm” thì bạn chỉ bán được một lần mà thôi. Đây là cái “hố chết” khi kinh doanh mà nhiều người mắc phải. Đừng bao giờ có suy nghĩ chỉ bán hàng một lần hoặc ăn xổi, cửa hàng của bạn sẽ nhanh chóng sụp đổ cho mà xem. 

– Giá thành rẻ sẽ đem về cho bạn nhiều lợi nhuận trên mỗi đơn hàng. Cùng là hàng tốt nhưng chỗ nhập 4500 vnđ và chỗ nhập 4000 vnđ thì hãy chọn bên 4000 vnđ để khi bán có được lãi cao nhất. 

Lưu ý: Khi tìm nhập hàng đừng bỏ qua những mặt hàng bán chạy. Đây chính là mấu chốt của việc phát triển cửa hàng giai đoạn đầu. Nếu không có những mặt hàng này số vốn của bạn sẽ không thể xoay vòng. Tiền vốn sẽ mắc kẹt với những mặt hàng tiêu thị kém. Nó sẽ trở thành một con dao trí mạng có thể đâm bạn bất kỳ lúc nào. 

Bước 4: Trưng bày & sắp xếp hàng tạp hóa

Việc trưng bày và sắp xếp hàng hóa cho cửa hàng rất quan trọng. Nó giúp bạn quản lý bán hàng tốt hơn, khách hàng dễ mua sắm, tiết kiệm không gian diện tích cho cửa hàng,vv.. 

Hãy sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc, có sự khoa học và phải thu hút khách hàng. Những mặt hàng nào cần để bên trên, mặt hàng nào cần để bên dưới, mặt hàng nào bán chạy cần được bày ra ngoài,…

Trưng bày hàng hóa phải thật đẹp mắt

 

Bước 5: Nhập hàng hóa vào máy tính quản lý

Bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là nhập các sản phẩm và hàng hóa mình đang bán vào máy tính. Như vậy bạn sẽ theo dõi việc bán hàng dễ dàng hơn. Cuối ngày, cuối tháng bạn sẽ có thể tổng kết doanh thu và doanh số. Kiểm tra hàng hóa tồn kho. Từ đó đưa ra những hoạt động phát triển tốt hơn. 

Bước 6: Quản lý cửa hàng tạp hóa hiệu quả

Cuối cùng chính là bước quản lý cửa hàng tạp hóa của bạn sao cho hiệu quả. 

Quản lý ở đây vừa là quản lý nhân viên, quản lý bán hàng, quản lý hoạt động nhập hàng và xử lý hàng tồn và thống kê báo cáo,…Làm sao để quán tạp hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng. Luôn luôn ở trong thế chủ động, khi khách hàng đông bạn cũng giải quyết được, hàng tồn bạn cũng giải quyết được. 

Sau đó hãy nghĩ đến việc đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng và cũng giúp bạn bán được nhiều hàng hơn phát triển cửa hàng hiệu quả. 

Tạm kết: Đây là 6 bước cơ bản giúp bạn hình dung cách để mở một tiệm tạp hóa như thế nào? Trong chi tiết từng bước sẽ có rất nhiều những vấn đề nhỏ phát sinh ví dụ như nguồn hàng thì nhập ở đâu? thủ tục pháp lý để mở tiệm tạp hóa là gì?.. Để giải quyết những thắc mắc đó mời bạn đọc tiếp chương 2: giải đáp thắc mắc khi mở cửa hàng tạp hóa dưới đây. 

  1. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công
  2. Lựa chọn nhà cung cấp kệ tạp hóa chất lượng

Kinh doanh quán tạp hóa sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị -> Giai đoạn đầu hoạt động -> Giai đoạn ổn định. Có một yếu tố ảnh hưởng xuyên suốt đến cả 3 giai đoạn kể trên đó là giá kệ tạp hóa. Thế nhưng nhiều người đã bỏ qua vấn đề này, mua kệ mà không tính toán. 

Khi setup có vẻ ổn nhưng sau khi khai trương và hoạt động được một thời gian kệ nhanh chóng xuống cấp. Lúc này sẽ mất công rất nhiều, bạn phải tháo rỡ hàng hóa trưng bày, setup lại những bộ giá kệ mới. Công việc kinh doanh chắc chắn bị ảnh hưởng. Chi phí đầu tư giá kệ ban đầu tưởng rẻ nhưng lại là đắt. Còn tốn công sức và thời gian. 

Để hạn chế điều nay, bạn chỉ cần chọn một đơn vị uy tín sản xuất giá kệ chất lượng. Và bạn nên nghĩ đến việc đầu tư giá kệ chất lượng ngay từ ban đầu. 

Hiện nay Luxsion chỉ sử dụng kệ móc. Vì kệ móc giúp giảm diện tích chứa đồ giúp cho những cửa hàng có không gian nhỏ được rộng rãi hơn. Hơn nữa đối với kệ móc thì các sản phẩm như bàn chải, khăn mặt sẽ được treo một cách gọn gàng và dễ lấy, Vừa tầm tay người mua hàng. Ưu điểm điểm tiếp theo của kệ móc đó là độ bền cao và không phải lau dọn quá nhiều như kệ tủ bình thường. Hiện tại các sản phẩm của Luxsion phần lớn chỉ sử dụng kệ móc. rất tiện lợi, sáng trọng và giúp cho các cửa hàng có nhiều không gian hơn để bày các sản phẩm khác

  1. Kinh nghiệm tiếp thị phát triển cửa hàng  

Khi tiếp thị bán hàng giúp cửa hàng phát triển, bạn cần phải có những quy tắc cố định. Một trong số những quy tắc bạn có thể tham khảo như: 

+ Khách hàng là thượng đế

+ Tư vấn đúng về sản phẩm dịch vụ một cách chuyên nghiệp

+ Đạo đức nghề nghiệp, bán hàng bằng chữ tâm

+ Nguyên tắc giao tiếp với khách hàng

+ Chăm sóc khách hàng tốt nhất

+ vv..

Ngoài việc tiếp thị trực tiếp với khách hàng đến cửa hàng, bạn nên nghĩ đến nhiều kênh khác. Bạn có thể khai thác một số kênh tiếp thị miễn phí như group facebook, chạy các chương trình quảng cáo tiếp thị, chương trình sự kiện, vv

  1. Những giấy tờ cần thiết khi mở quán tạp hóa

Khi kinh doanh tiệm tạp hóa, để mang tính hợp pháp thì bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Đó là: 

– Giấy phép đăng ký kinh doanh (loại cá thể or loại công ty)

– Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là 3 giấy phép bắt buộc cần có, ngoài ra bạn cũng cần phải đóng thuế hàng năm. Việc đóng thuế sẽ giúp bạn được phát luật bảo vệ trước bất kỳ tranh chấp nào liên quan. Và chứng mình việc kính doanh buôn bán của mình hợp pháp. Về mức thuế sẽ cần đóng những loại sau:  

+ Thuế môn bài từ 50.000 vnđ – 1.000.000 vnđ tùy vào thu nhập của bạn hàng tháng. 

Mức đóng thuế tương ứng được quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ dao động từ 7-30%. 

+ Thuế giá trị gia tăng có 2 cách tính là tính theo phần trăm trên doanh thu (Nếu cửa hàng có sử dụng hóa đơn) và theo phương pháp khoán.

  1. Thuê và quản lý nhận viên

Thuê nhân viên bán hàng là điều cần thiết để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn. Ngay cả khi cửa hàng tạp hóa của bạn có quy mô nhỏ và bạn có thể làm hết các công việc quản lý cửa hàng. Bạn vẫn nên thuê thêm nhân viên hỗ trợ mình. Khi thuê nhân viên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc phát triển cửa hàng. 

Điều này hết sức quan trọng, nếu bạn trực tiếp là người bán, làm tất cả mọi việc chúng tôi các chắc bạn sẽ không có thời gian nghỉ chứ chưa nói đến việc tìm cách phát triển cửa hàng của mình. Hiện nay chi phí để thuê một nhân viên bán hàng khoảng 4 – 6 triệu đồng. Con số này không quá lớn chắc chắn đây là một khoản đầu tư có lời cho cửa hàng của mình.  

Bên cạnh đó hãy nghĩ đến việc quản lý nhân viên như thế nào cho hiệu quả. Việc đào tạo nhân viên để chiếm được cảm tình của khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu cần có thể có những phần thưởng đề nhân viên của bạn bán hàng tốt hơn, có tâm và cố gắng. 

Kinh nghiệm tìm mặt bằng mở tiệm tạp hóa như thế nào? 

  1. Trưng bày hàng hóa vô cùng quan trọng

Khi kinh doanh chắc chắn bạn sẽ gặp phải vấn đề hàng hóa của mình bừa bộn. Nhiều khi muốn tìm và lấy mặt hàng mà khách hỏi nhưng không biết đã đặt chúng ở chỗ nào. Hoặc muốn lấy nhưng lại gặp nhiều khó khăn, hàng chồng lên nhau. Nguyên nhân của việc này chính là bạn không biết trưng bày và sắp xếp hàng hóa. Khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cần nắm được những kinh nghiệm trưng bày sau. 

Kinh nghiệm: 

+ Hãy phân loại sản phẩm trước khi trưng bày tạo mối quan hệ giữa chúng và xếp gần nhau

+ Ưu tiên hàng nhẹ trên cao hàng nặng dưới thấp

+ Các mặt hàng ít di chuyển để vào trong góc

+ Tránh để các sản phẩm hỏng hóc khi bị ẩm tại các nơi khuất, tối

+ Các sản phẩm tiêu thụ nhiều phải để ở nơi dễ lấy

+ Các mặt hàng bắt mắt dễ chú ý và đẹp cần bày ra mặt tiền cho khách hàng dễ tìm mua

+…vv

  1. Cân phải biết cách thu hút và giữ chân khách hàng để phát triển cửa hàng tạp hóa

Thu hút khách hàng và giữ chân họ là điều mà bạn nên nghĩ đến sau khi cửa hàng tạp hóa của mình đi vào hoạt động. Điều này sẽ giúp hàng hóa bán chạy, ổn định và bạn thu được nhiều lãi hơn. Không quá khó để thu hút một ai đó chú ý đến cửa hàng của bạn nhưng bạn cần áp dụng song song việc thu hút và thuyết phục giữ chân họ để họ mua hàng. 

Kinh nghiệm thu hút khách hàng: 

+ Mua tặng kèm sản phẩm(giải quyết được hàng tồn kho) lỗ trước lãi sau

+ Chương trình sự kiện: giảm giá dịp cuối năm, hàng đồng giá, ngày lễ lớn, trung thu,…

+ Nhập hàng mới phù hợp nhu cầu khách hàng

Kinh nghiệm giữ chân khách hàng: 

+ Tư vấn chuyên nghiệp, thuyết phục

+ Phục vụ tận tâm khách hàng

+ Hàng hóa chất lượng

+ Chương trình tri ân khách hàng, tích điểm -> cửa hàng tạp hóa lớn

Nếu bạn đang có nhu cầu mở một cửa hàng tạp hóa đẹp và tiết kiệm chi phí hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH DV & TM Minh Hưng

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa – mỹ phẩm từ năm 2009. Ngày 23/1/2015 Công ty TNHH DV & TM Minh Hưng được thành lập với 3 thương hiệu : Emax, Luxsion, Vistars+.

Các sản phẩm của công ty là dòng sản phẩm thương hiệu độc quyền chính thức như Luxsion, Emax, Vistar. Tập trung chủ yếu vào thời trang như Áo Polo Nam, Áo Thun Nam, Áo Ba Lỗ Nam, Quần Sịp Nam , Tất Nam, Quần Tất Nữ , Bàn Chải Đánh Răng , Khăn Bông Cao Cấp, Tất Trẻ Em …

 Chúng tôi tự tin có thể giúp bạn giải quyết những khó khăn bạn gặp phải khi mở cửa hàng tạp hóa. Quý khách hàng có thể liên hệ 0979.752.553 hoặc  0962.035.266 để nhận được tư vấn miễn phí.

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here